Hiểu về cấu tạo da, nám da và đốm nâu để chăm sóc da đúng cách
Hiểu về da chính là một trong những cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ cho da đặt biệt là cấu tạo da mặt. Hôm nay, hãy cùng Belle Isle Skincare tìm hiểu về cấu trúc của da, cách da phản ứng với các kích thích và sự hình thành vết nám, đốm nâu. Từ đó, chúng ta có được biện pháp phòng ngừa và chữa trị hợp lý cho những vấn đề này.
Tìm hiểu về cấu tạo của da mặt
Lớp biểu bì (Epidermis)
Đây là lớp ngoài cùng của cấu tạo da mặt, chủ yếu gồm các tế bào sừng, đây là những chất được tạo ra từ Protein và là thành phần chính của lớp biểu bì. Tại lớp biểu bì da không chứa mạch máu, thế nên lớp này hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân phối chất dinh dưỡng và chất thải của lớp hạ bì phía bên dưới.
Lớp biểu bì giúp cơ thể chống lại các tác nhân vật lý, hóa học,… từ môi trường. Cụ thể, lớp da này sẽ hoạt động giống như rào cản, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại chất kích thích, chất gây dị ứng, cân bằng nội mô, hạn chế sự mất nước,… Biểu bì da thường có 4 lớp, trong một số trường hợp xuất hiện đủ 5 lớp. Các lớp đó là:
- Lớp sừng (Stratum Corneum): chiếm đến 95% các tế bào thuộc lớp biểu bì.
- Lớp sáng (Stratum Lucidum): lớp này thường chỉ gặp ở những vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân…
- Lớp hạt (Stratum Granulosum)
- Lớp tế bào gai (Stratum Spinosum)
- Lớp mầm (Stratum Basale)
Các thành phần phổ biến trong cấu trúc lớp biểu bì của da
Các tế bào sừng
Các tế bào này được hình thành do sự phân chia trong lớp nền. Các tế bào này di chuyển qua tầng Spinosum và tầng Granulosum sau đó tiếp tục phân hóa. Ở bên ngoài biểu bì, lớp sừng bao gồm các tế bào đã mất thân, các tế bào này sau cùng bị bong ra khỏi da và bị đào thải. Quá trình hình thành và đào thải tế bào sừng trên da mất khoảng 28 ngày.
Tế bào hắc tố
Đây là loại tế bào được tìm thấy ở tầng đáy, chúng thường nằm rải rác, xen kẽ các tế bào sứng. Tế bào hắc tố tạo ra Melanin – đây là chất hấp thụ bức xạ của tia cực tím nhằm bảo vệ da khỏi những tác hại của tác nhân này. Melanin thường xuất hiện ở 2 dạng chính: Eumelanin thường có màu đen, nâu; Pheomelanin thường có màu đỏ.
Tế bào Langerhans
Đây là những tế bào kháng nguyên được tìm thấy trong lớp tế bào gai. Tế bào Langerhans được xem là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Tế bào Merkel
Những tế bào này thường có số lượng rất ít, chúng tồn tại trong tầng Bazơ. Tế bào Merkel có thể liên kết chặt chẽ với dây thần kinh, có vai đò trong cảm giác, đặc biệt là những vùng như lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Vùng màng nền
Đây là vùng tiếp giáp giữa các biểu bì. Vùng màng nền có cấu trúc hẹp, nó có nhiều lớp nằm giữa lớp biểu bì và lớp hạ bì. Vùng này thường có 2 lớp là Lamina Lucida và Lamina Densa.
Lớp hạ bì (Dermis)
Lớp hạ bì nằm bên trong da và có độ dày lớn hơn so với lớp biểu bì. Vai trò của lớp hạ bì là giúp duy trì và nâng đỡ lớp biểu gì, cụ thể:
- Giúp bảo vệ lớp biểu bì và cơ thể khỏi tác động của các tác nhân bên ngoài.
- Là lớp điểm cấu trúc giúp làm giảm các chấn thương cơ học.
- Cung cấp dưỡng chất, nuôi dưỡng lớp biểu bì da.
- Có vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương.
Lớp hạ bì có các mô liên kết được tạo thành từ Collagen và một số Elastin, đây cũng chính là thành phần chính của lớp này. Ngoài ra, lớp hạ bì bên trong da còn có mạch máu, mạch huyết, tuyến mồ hôi và các dây thần kinh.
Cấu tạo da mặt ở lớp hạ bì
Lớp hạ bì bao gồm 2 lớp:
- Lớp lưới (Stratum Reticulare): đây là vùng tiếp giáp với hạ bì, khá rộng và dày. Ở lớp này gồm có dày đặc các mô liên kết, có mạch máu, dây thần kinh cảm giác. Lớp lưới có hình sáng như một mạng lưới với nhiều sợi lưới kết hợp chặt chẽ. Trong đó có các sợi Collagen, sợi Elastin có khả năng cung cấp độ đàn hồi, giữ nước và làm trẻ hóa làn da.
- Lớp nhú (Stratum Papillary): là vùng tiếp xúc với biểu bì. Lớp lưới được cấu tạo bởi các mô liên kết lỏng lẻo gồm các sợi Collagen và Elastin. Ở lớp này có chứa một lượng nhỏ các tế bào mở, các mạch máu nhỏ, các tế bào thực bào,…
Các tế bào và cấu trúc của da mặt chuyên biệt trong lớp hạ bì
- Các nguyên bào sợi: đây là tế bào chính thuộc lớp hạ bì. Các nguyên bào sợi có chức năng tổng hợp Collagen, Elastin và gel nhớt.
- Tế bào mô: tế bào này chứa các hạt hoá chất hoạt mạch, chúng có tác dụng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm da.
- Các mạch máu: đây là mạng lưới khá phức tạp nhưng lại đó vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ.
- Hệ thống dẫn lưu bạch huyết: hệ thống này cũng cực kỳ quan trọng với chức năng chính là bảo tồn các Protein huyết tương, loại bỏ các vật chất lạ, các vi khuẩn và các chất kháng nguyên.
- Các dây thần kinh: có đến khoảng 1 triệu dây thần kinh nằm trong lớp hạ bì, nó có chức năng cảm giác, phát hiện các cảm giác đau, ngứa và cảm giác do nhiệt độ tác động. Ngoài ra, còn có các tiểu thể Pacinian, tiểu thể Meissner và các thụ thể chuyên biệt.
- Các nang tóc: tạo ra các loại lông, tóc trên cơ thể. Những lông, tóc này vừa có tác dụng tạo nên vẻ bề ngoài, vừa có tác dụng bảo vệ, điều chỉnh cơ thể và tăng cường cảm giác. Ngoài ra, các nang cũng có chứa các gốc tế bào, chúng có thể mọc lại ở những vị trí lớp biểu bì bị thương.
- Các tuyến mồ hôi: tuyến mồ hôi phản ứng với nhiệt độ, có tác dụng cân bằng nhiệt độ cơ thể bằng cách thoát ra nước, muối và các chất khác nhau giúp cơ thể làm mát.
Lớp dưới da (Hypodermis)
Trong cấu tạo da, lớp dưới da là lớp nằm bên dưới dạ bì, phần lớn lớp dưới da là chất béo. Lớp này có tác dụng hỗ trợ cấu trúc chính cho da, cách nhiệt và hỗ trợ hấp thụ sốc. Lớp dưới da cũng xuất hiện các mạch máu và dây thần kinh đan xen nhau.
Cách da phản ứng với các kích thích như thế nào?
Nguyên nhân của hiện tượng kích ứng da
Những người có cấu tạo da nhạy cảm thường có phản ứng mạnh mẽ với các tác kích thích từ bên trong và cá bên ngoài. Nguyên nhân chính của quá trình phản ứng này là do hệ thống phòng vệ của da không còn hoạt động tốt, hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ bởi các tác nhân khiến vi khuẩn và các kích thích thâm nhập và tiếp cận sâu vào bên trong da. Sự bị phá hủy của lớp màng bảo vệ da còn tạo ra sự mất cân bằng độ ẩm của da.
Đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm, hàng rào bảo vệ da tự nhiên đã không khỏe mạnh, thế nên bất kỳ một kích thích nhỏ nào cũng có thể gây ra kích ứng. Các tác nhân này có thể là do ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, gió, nước, mỹ phẩm, nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc,… Các triệu chứng phản ứng xuất hiện gồm có phát ban, nổi mẩn đỏ, cảm giác bỏng rát, châm chích, rộp da, mụn,… Việc điều trị các triệu chứng dị ứng này cần phải dựa trên nguyên nhân mới có thể tìm ra được phương pháp phù hợp.
Tóm lại, chúng ta có thể chia các nguyên nhân dẫn đến kích ứng da do 4 yếu tố: yếu tố nội tại của da, yếu tố trong cơ thể, yếu tố lối sống và yếu tố môi trường bên ngoài.
Các biểu hiện kích ứng thường thấy
Một số biểu hiện kích ứng mà chúng ta thường thấy khi da gặp các kích thích như:
- Da trở nên nhạy cảm hơn: da dễ bị tác động, phản ứng khi môi trường thay đổi hoặc khi sử dụng mỹ phẩm.
- Da xuất hiện mẩn đỏ: một số biểu hiện phản ứng có thể dẫn đến các mảng mẩn đỏ hoặc các nốt mẩn đỏ nhỏ.
- Da dễ bị kích ứng: da trở nên nhạy cảm và dễ dàng kích ứng hơn với các sản phẩm skincare hay với những yếu tố bên ngoài khác.
- Xuất hiện tình trạng dị ứng: dị ứng da thường dẫn đến cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
- Viêm da cơ địa: phổ biến nhất là bệnh viêm da Eczema và viêm da dị ứng.
- Tình trạng “breakout”: đây là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng da đẩy mụn không kiểm soát khiến mụn hình thành nhanh chóng với số lượng nhiều, da nhanh chóng bị xấu đi và ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, “breakout” còn dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu.
- Nám da, đốm nâu và tàn nhang: đây là những đốm nhỏ, sẫm màu, thường mọc từng mảng chủ yếu trên da mặt. Nám da là kết quả của sự tiếp nhận kích thích của ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, từ đó dẫn đến sự tăng sinh quá mức của Melanin trên da, hình thành các mảng nám. Nám da, đốm nâu và tàn nhang còn xuất hiện do sự ảnh hưởng của nội tiết tố.
Sự hình thành nám da và đốm nâu
Các nguyên nhân gây ra nám da
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự hình thành của các vết nám và tàn nhang, chúng ta có thể chia chúng thành nguyên nhân do cơ thể và nguyên nhân từ các tác nhân bên ngoài.
Các nguyên nhân từ bên trong
- Do rối loạn sắc tố: đặc biệt đối với phụ nữ, rối loạn sắc tố là nỗi sợ hãi tột cùng bởi nó có thể gây ra các triệu chứng xấu, đặc biệt là hình thành nám, tàn nhang. Sự tăng giảm sắc tố đột ngột sẽ khiến các sắc tố gây nám hình thành và phát triển nhanh chóng hơn không thể kiểm soát được.
- Thay đổi nội tiết tố: quá trình này thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Ảnh hưởng của bệnh: những ai mắc các bệnh như viêm tử cung, viêm phần phụ, bệnh sốt rét, bệnh gan,… thường sẽ có những di chứng để lại trên da như nám, đốm nâu và tàn nhang.
- Quá trình lão hóa của cơ thể: chính bởi sự tấn công của các gốc tự do khiến da bắt đầu xuất hiện các vết nám, mảng nám. Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ bị nám da bởi lúc này hàng rào bảo vệ da đã không còn mạnh mẽ như trước.
- Ảnh hưởng của tâm sinh lý: đối với những ai có tình trạng tâm sinh lý bất ổn kéo dài thì cũng có nguy cơ bị nám da và tàn nhang.
- Yếu tố di truyền: một số người bị nám da do di truyền tố bố, mẹ,…
Các nguyên nhân bên ngoài
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt và chế độ nghỉ ngơi không hợp lý.
- Quá trình tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trong thời gian dài nhưng không có bất kỳ biện pháp che chắn và bảo vệ nào.
- Sự tác động của các loại mỹ phẩm kém chất lượng.
- Tác động của các tác nhân môi trường khác như khói, bụi, không khí ô nhiễm,…
Cơ chế hình thành nám da, đốm nâu và tàn nhang
Nám da hình thành do sự tăng sinh quá mức của Melanin, đó là quá trình của sự tác động của ánh sáng mặt trời, sự điều tiết của Hormone do quá trình mang thai, sử dụng thuốc tránh thai,… Các Melanin này sau khi được sản sinh ra sẽ di chuyển lên lớp biểu bì da và dần hình thành các đốm nâu, lâu ngày tạo ra nám da và tàn nhang.
Quá trình nám da diễn ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – nám tiền sản: ở giai đoạn này các tế bào hắc tố tồn tại sâu trong lỗ chân lông, sau đó, chúng bắt đầu sản sinh ra các tế bào hắc tố con.
- Giai đoạn 2 – nám sản sinh: ở giai đoạn này, các tế bào hắc tố bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, Melanin bắt đầu sản sinh ồ ạt và dư thừa, tạo nên nền móng vững chắc cho nám da.
- Giai đoạn 3 – nám tiềm ẩn: các Melanin dư thừa ở giai đoạn 2 bắt đầu di chuyển để lên các lớp trên.
- Giai đoạn 4 – nám biểu hiện: đây là giai đoạn cuối cùng khi mà các hắc tố Melanin lộ rõ ra trên bề mặt làn da, tạo thành những vết sẫm màu, vết nám và mảng nám.
Phân loại nám da
Dựa vào sự hình thành vết nám trong các lớp cấu tạo da, nám da có thể được chia thành 3 loại nám:
- Nám sâu: là những vết nám có hình tròn, kích thước to bằng đầu đũa. Nám sâu thường có màu nâu nhạt đến màu đen đậm. Đây là loại nám xuất hiện ở lớp hạ bì nên rất khó điều trị.
- Nám mảng: là những mảng màu đậm nhạt khác nhau, chúng nằm rải rác trên da, phân bố nhiều nhất ở gò má, trán, cằm, mũi. Nám mảng là loại nám ở lớp biểu bì nên dễ điều trị hơn nám sâu.
- Nám hỗn hợp: là sự kết hợp giữa nám sâu và nám mảng.
Kết quả sản sinh nám da và đốm nâu
Nám da là bệnh lý về da, nám da phổ biến với phụ nữ sau 30 tuổi. Mặc dù tình trạng này không gây ra bất kỳ cảm giác đau đớn nào nhưng lại mang đến các vấn đề về thẩm mỹ nghiêm trọng, nhất là trên những vùng da mặt. Điều này khiến chị em phụ nữ trở nên tự ti hơn và ngại tiếp xúc. Chính vì thế, chúng ta cần ngăn ngừa và loại bỏ những vết nám, đốm nâu, càng sớm càng tốt.
Belle Isle Skincare mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cấu tạo da mặt và những đặc điểm, tính chất của làn da. Hãy quan tâm đến làn da ngay bây giờ và xây dựng cho riêng bản thân mình phương pháp chăm sóc da phù hợp nhất. Đừng quên rằng, Belle Isle Skincare vẫn luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục sắc đẹp!