Tìm hiểu về cấu trúc, chức năng và các loại da cơ bản
Bạn có tự tin về vốn kiến thức của mình về da không? Bạn biết gì về cấu trúc da mặt và chức năng da? Bạn cho rằng mình thuộc loại da nào? Nếu bạn còn thấy lăn tăn về những kiến thức cơ bản này thì hôm nay, Belle Isle Skincare sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích về cấu tạo, chức năng da cũng như cách phân biệt các loại da cơ bản. Let’s go, chúng ta cùng bắt đầu thôi!
Tìm hiểu về cấu trúc da mặt
Da được cấu tạo thành 3 lớp chính: lớp biểu vì, hạ bì và mô dưới da. Mỗi lớp lại có các lớp nhỏ khác nhau mang những vai trò khác nhau.
1.1. Lớp biểu bì da
Đây là lớp ngoài cùng, nơi mà chúng ta dễ dàng nhìn và sờ vào được. Vai trò của lớp biểu bì lạ giúp da tránh khỏi vi khuẩn và độc tố. Biểu vì da gồm có 5 lớp, các tế bào sẽ được sản sinh ở lớp trong cùng rồi từ từ di chuyển ra bề mặt da, đây còn được gọi là quá trình sừng hóa. Cụ thể 5 lớp tế bào đó là:
- Lớp đáy (Stratum Basale): Là nơi các tế bào Keratinocyte hình thành.
- Lớp tế bào gai (Stratum Spinosum): Nơi mà các tế bào Keratinocyte sản sinh ra chất sừng và trở nên trong suốt.
- Lớp hạt (Stratum Granulosum): Nơi bắt đầu quá trình sừng hóa, các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ, sau đó chúng di chuyển lên trên và biến đổi thành các lipid biểu bì và chất sừng.
- Lớp bóng (Stratum Lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ ở đây và trở nên bằng phẳng hơn
- Lớp sừng (Stratum Corneum): Nơi có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết.
Tại lớp biểu bì da, các lipid biểu bì đóng vai trò rất quan trọng. Những lipid này gắn kết các lớp sừng với nhau, là hàng rào bảo vệ và giữ ẩm cho da.
1.2. Lớp hạ bì da
Trong cấu trúc da mặt, lớp hạ bì là lớp giữa, trong đó bao gồm 2 lớp nhỏ:
- Lớp đáy (Startum Reticulare): nơi tiếp giáp với biểu bì, vùng này khá rộng và dày.
- Lớp lưới (Stratum Papillare): có dạng hình làn sóng, tiếp xúc với biểu bì.
Lớp hạ bì bao gồm các sợi Collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết. Đây là lý do khiến lớp hạ bì da đóng vai trò trong việc giúp da có độ đàn hồi, khỏe mạnh và trông trẻ trung. Bên cạnh đó, lớp hạ bì cũng giúp da chống chọi lại các nhân tố bên ngoài như: giảm tác động từ bên ngoài, giúp làm lành vết thương và các tổn thương; là nơi có nhiều mao mạch giúp loại bỏ các chất thải và nuôi dưỡng biểu bì; nơi đây còn có sự xuất hiện của tuyến bã nhờn giúp sản sinh dầu, tuyến mồ hôi giúp vận chuyển nước và axit lactic lên bề mặt da.
Ngoài ra, lớp hạ bì da còn có nhiều cơ quan khác như: các mao mạch bạch huyết, cơ quan cảm nhận cảm giác, chân tóc, chân lông.
1.3. Lớp mô dưới da (lớp mỡ)
Đây là nơi giúp cơ thể cách nhiệt và cũng là nơi tạo ra năng lượng. Lớp mô dưới da bao gồm:
- Các tế bào mỡ: liên kết thành nhóm như là lớp đệm bên dưới da.
- Sợi Collagen đặc biệt: gồm các mô liên kết mềm, xốp có tác dụng giữ và liên kết các tế bào chất béo.
- Các mạch máu.
Chức năng của da
Sau khi tìm hiểu về cấu trúc da mặt, tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu về chứng năng da. Da có cấu tạo thành nhiều lớp bởi nó có vai trò, chức năng cực kỳ quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Cụ thể:
- Bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của môi trường và hạn chế sự mất nước. Các sắc tố ở lớp đáy của da sẽ được sản sinh để bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên trên da cũng giúp duy trì độ ẩm, sự đàn hồi và mềm mại của bề mặt da. Đặc biệt, các tế bào mỡ ở mô giúp cơ thể chịu nhiệt nóng – lạnh tốt hơn.
- Làm giảm sự tác động và tổng thương: Các tế bào mỡ bên dưới da sẽ giúp giảm lực va chạm, các lớp sừng cũng có vai trò làm giảm sực cọ xát khi tiếp xúc nhiều với đồ vật.
- Chống lại các chất hóa học độc hại nhờ khả năng bảo vệ của màn Hydrolipid và màng axit.
- Chống vi khuẩn và virus: lớp sừng biểu bì da và màn axit còn có thể chống lại vi khuẩn, nấm và virus. Đây là rào cản miễn dịch hiệu quả của cơ thể.
- Điều chỉnh nhiệt độ: tiết mồ hôi làm mát cơ thể và thu nhỏ các mạch máu để giữ nhiệt.
- Kiểm soát cảm xúc: Bên dưới da có các dây thần kinh giúp da có thể kiểm soát được sự nhạy cảm khi chịu tác động của nhiệt độ, va chạm,…
- Có khả năng tái tạo và hồi phục vết thương.
- Nguồn dinh dưỡng cho cơ thể khi cần thiết: Các tế bào chất béo ở mô dưới da sẽ được di chuyển đến mạch máu và trở thành nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
- Tình trạng da cũng phần nào đánh giá được tình trạng sức khỏe, tâm sinh lý con người.
Các loại da và cách phân biệt
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo và chức năng da, Belle Isle Skincare sẽ giúp bạn nhận biết và phân biệt các loại da. Đây cũng là kiến thức hữu ích để giúp bạn lựa chọn sản phẩm skincare phù hợp.
Có 5 loại da cơ bản, bao gồm:
3.1. Da nhờn (da dầu)
Đây là loại da tiết rất nhiều dầu, da lúc nào cũng trông ẩm ướt và bóng khắp vùng mặt, nhất là vùng chữ T. Người da dầu thường có lỗ chân lông to và có nhiều mụn. Tuy nhiên, loại da này lại có ưu điểm là chậm lão hóa, có ít nếp nhăn và các vấn đề tàn nhang, nám da hơn so với các loại da khác.
3.2. Da khô
Trái ngược với da dầu, da khô không có sự xuất hiện của lớp dầu. Người sở hữu làn da khô thường có lỗ chân lông nhỏ, có rất ít mụn. Mặc dù có được lợi thế nhưng da khô cũng không tránh khỏi những rắc rối: dễ bị bong tróc khi trời lạnh, da hay thiếu ẩm và nhanh chóng đối mặt với nếp nhăn khi bạn ngoài 30 tuổi.
3.3. Da nhạy cảm
Làn da này là nỗi sợ của rất rất nhiều người. Da nhạy cảm là làn da khó nuông chiều nhất bởi bất cứ một tác động dù lớn hay nhỏ cũng gây ảnh hưởng không hề đơn giản. Người sở hữu da nhạy cảm thường dễ bị kích ứng, da khá mỏng và rất khó khăn trong việc chăm sóc, skincare. Nếu bạn thuộc tuýp người có da nhạy cảm thì phải thực sự cẩn trọng khi lựa chọn mỹ phẩm và phương pháp điều trị.
3.4. Da hỗn hợp
Đa phần người Việt thuộc tuýp da này. Da hỗn hợp còn bao gồm 2 loại là hỗn hợp thiên dầu và hỗn hợp thiên khô. Da hỗn hợp không quá khó để chăm sóc nhưng cũng rất khó để chống lại các nhân tố xấu. Bởi loại da này mang cả hai nhược điểm từ da dầu và da khô.
3.5. Da thường
Đây là loại da có mức độ cân bằng tốt giữa dầu và nước, tất nhiên nó cũng là điều mơ ước của rất nhiều người. Người sở hữu da thường có lỗ chân lông nhỏ, da căng mịn, da đều màu và hồng hào. Da thường ít nhạy cảm và dễ chăm sóc, nó cũng không gặp nhiều rắc rối về da như những loại mà Belle Isle Skincare đã liệt kê ở trên.
Qua những thông tin mà Belle Isle Skincare cung cấp, bạn đã hiểu rõ về cấu trúc da mặt, chức năng da và phân loại da chứ? Chúng tôi khuyên bạn hãy cố gắn gìn giữ và chăm sóc làn da khỏe mạnh để cơ thể trở nên cân bằng và sở hữu một sức khỏe tốt. Chúng tôi sẽ liên tục cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích tại website: https://belleisleskincare.com.au. Đừng quên theo dõi thường xuyên bạn nhé!